Một số khách hàng của mình mua tai nghe hổ vằn xong một thời gian hỏi cách vệ sinh tai nghe sao cho sạch mà không làm hỏng và mất bảo hành. Chính vì thế mình sẽ chia sẻ về vấn đề này. Nắm rõ cách vệ sinh tai nghe đúng cách và thường xuyên vừa đảm bảo tai nghe hoạt động tốt, bền bỉ lại an toàn cho sức khỏe. Vậy vệ sinh tai nghe như thế nào đơn giản nhất? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Những lý do nên vệ sinh tai nghe thường xuyên 

Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao cần phải vệ sinh tai nghe chưa? Sau một thời gian sử dụng tai nghe sẽ bám bụi bẩn, ráy tái trong những kẻ nhỏ. Vì vậy, nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn từ người này lây sang người khác và tăng khả năng nhiễm trùng tai đặc biệt khi dùng chung. Bên cạnh đó, còn làm giảm chất lượng sử dụng tai nghe nhanh bị hỏng hơn. 

Thường xuyên vệ sinh tai nghe sạch sẽ để tránh vi khuẩn gây bệnh

Hướng dẫn cách vệ sinh tai nghe 

Vậy cách vệ sinh tai nghe như thế nào là đúng? Đầu tiên bạn cần chuẩn bị những dụng cụ như sau:

  • Bàn chải
  • Tăm bông
  • Một miếng vải nhỏ
  • Xà bông tắm 
  • Nước 

Với mỗi loại tai nghe sẽ có cách vệ sinh khác nhau. Cụ thể:

Tai nghe chụp tai (Headphone)

Tai nghe chụp tai (Headphone) có cách vệ sinh khó hơn so với những loại tai nghe khác, vì có thiết kế phần đệm tai bằng bọt hoặc da, hơn nữa lại rất dễ rách khi bị ẩm. Vì vậy, khi vệ sinh loại tai nghe này bạn có thể thực hiện như sau: 

Bước 1: Pha hỗn hợp vệ sinh tai nghe 

Lưu ý phần đệm của tai nghe rất nhạy cảm với những dung dịch có tính tẩy rửa mạnh. Do đó, bạn nên pha đều hỗn hợp xà phòng cùng với nước. Nhưng tránh dùng cồn, vì phần da của tai nghe sẽ bị phai màu hoặc bong da. 

Tai nghe chụp tai (Headphone) có cách vệ sinh đơn giản

Bước 2: Lau đệm tai nghe 

Hướng dẫn cách vệ sinh tai nghe tiếp theo bạn lấy miếng vải mềm và thấm dung dịch vệ sinh, sau đó lau sạch phần đệm và lưới bên trong. Sau đó phơi khô tai nghe ở nơi thoáng mát. 

Pha chế dung dịch vệ sinh tai nghe

Tai nghe nhét tai

Bước 1: Vệ sinh phần đầu tai nghe

Sử dụng bàn chải khô và mềm hoặc bàn chải đánh răng nhẹ nhàng chải lớp lưới thép ở phần đầu tai nghe để làm sạch bụi bẩn. Tiếp theo, lấy miếng vải thấm dung dịch tẩy rửa lau nhẹ nhàng lên bề mặt của tai nghe. Lưu ý, không nên thấm quá nhiều dung dịch, vì sẽ thấm vào bên trong tai nghe gây hỏng. 

Vệ sinh tai nghe nhét tai

Bước 2: Vệ sinh núm tai nghe 

Đối với tai nghe như IEM thường sử dụng kèm với núm tai từ silicon. Do đó, để vệ sinh sạch sẽ núm tai bạn nên tháo ra và ngâm với nước ấm cùng xà phòng khoảng 5 – 10 phút. Sau đó, rửa sạch từng kẽ núm và lau sạch cho khô. 

Bước 3: Vệ sinh dây

Vệ sinh dây của tai nghe là thành phần kín nhất nên cũng đơn giản hơn. Do đó, bạn nên dùng nước rửa chén hoặc dung dịch axeton. Nhỏ vài giọt vào khăn mềm và lau sạch. 

Lưu ý: Vuốt thật nhẹ nhàng, vì nếu chà xát mạnh sẽ làm đứt dây của tai nghe. Tốt nhất bạn nên lau thật nhẹ tay và thực hiện khoảng 2 – 3 lần là sạch. 

Chú ý lau nhẹ nhàng dây tai nghe để tránh hỏng hóc

Mẹo sử dụng tai nghe sạch sẽ như mới 

Bên cạnh cách vệ sinh tai nghe ở trên, bạn cũng có thể tham khảo một số mẹo sử dụng tai nghe bền đẹp như mới dưới đây nhé:

Vệ sinh jack cắm: Sau một thời gian sử dụng jack cắm sẽ đóng bụi bẩn và gây ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh. Vì vậy, để làm sạch jack cắm bạn có thể dùng tăm bông ngoáy nhẹ nhàng để làm sạch. Hoặc có thể dùng tăm có cuốn băng keo ở hai mặt vệ sinh nhẹ nhàng. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng loại ốp điện thoại có phần đậy jack cắm để tránh bụi bẩn. 

Giữ tai nghe khô ráo, tránh ẩm: Với loại tai nghe on-ear và over-ear rất dễ bị hút ẩm. Nếu không vệ sinh thường xuyên sẽ bám bẩn và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh. Trong trường hợp này bạn nên dùng gói hút ẩm ở đồ thực phẩm. Đặt vào trong đệm của tai nghe để bảo quản tai nghe luôn được khô ráo và không lo bị hư hỏng. Đối với đệm tai nghe đã sử dụng lâu, bạn nên thay đệm để trải nghiệm âm thanh sống động nhất.

Giữ cho đôi tai luôn sạch sẽ: Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý giữ cho đôi tai của mình luôn được sạch sẽ. Có thể dùng dung dịch vệ sinh tai chuyên dụng để làm sạch tai hàng ngày. Nhưng nên tránh dùng bông ngoáy tai, vì sẽ khiến ráy tai đẩy sâu vào bên trong. 

Trên đây là cách vệ sinh tai nghe đúng cách và sạch nhất. Hy vọng sẽ giúp bạn dễ dàng tự vệ sinh tai nghe của mình để sử dụng bền lâu và trải nghiệm những âm thanh sống động nhất nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *